NHỮNG CHUẨN BỊ CƠ BẢN
Kết nối ổn định đàn với PC, sau đó chạy Cubase và hoàn thành các mục đầu tiên sau trong Cubase:
Thông số kênh các track:
– ADrum: 10
– ABass: 2
– Acc1: 1
– Acc2: 3
– Acc3: 5
– Acc4: 7
– Acc5: 8
– Acc6: 9
Khi làm rhythm, cần đánh dấu các đoạn để phân định rõ, sau này dùng Style Works XT Universal đỡ bị luống cuống tay chân. Có thể thay đổi sao cho phù hợp với sở thích mỗi người cũng như các câu dạo (intro) có độ dài ngắn khác nhau.
Để đến vị trí chính xác từng nhịp các bạn sử dụng các tổ hợp phím sau:
– Nhấn [Ctrl]+[Num(+)] để tiến về đầu 1 nhịp tiếp theo.
– [Ctrl]+[Num(-)] để lùi về đầu nhịp hiện tại hoặc lùi về đầu 1 nhịp trước đó nếu đang ở đầu nhịp.
Sơ đồ đánh dấu của mình:
– Intro 1: Nhịp 1, dài 1 nhịp
– Intro 2: Nhịp 2, dài 4 nhịp
– Intro 3: Nhịp 6, dài 8 nhịp
– Intro 4: Nhịp 14, dài 8 nhịp
– Main 1: Nhịp 22, dài 4 nhịp
– Main 2: Nhịp 28, dài 4 nhịp
– Main 3: Nhịp 34, dài 4 nhịp
– Main 4: Nhịp 40, dài 4 nhịp
– Fill Down 1: Nhịp 27, dài 1 nhịp
– Fill Down 2: Nhịp 33, dài 1 nhịp
– Fill Down 3: Nhịp 39, dài 1 nhịp
– Fill Up 1: Nhịp 26, dài 1 nhịp
– Fill Up 2: Nhịp 32, dài 1 nhịp
– Fill Up 3: Nhịp 38, dài 1 nhịp
– Ending 1: Nhịp 44, dài 2 nhịp
– Ending 2: Nhịp 46, dài 4 nhịp
– Ending 3: Nhịp 50, dài 8 nhịp
– Ending 4: Nhịp 58, dài 8 nhịp
Mình đánh dấu nhịp như vậy vì với mình, khi nghe lại từ Main 1 (từ nhịp 22-25) nó sẽ được nối tiếp luôn câu Fill Up 1 (nhịp 26) để cảm nhận tốt hơn, chỉ là Fill Down lại hơi ngược tí, nhưng cũng ko sao, có thể chấp nhận được. Còn xắp xếp theo thứ tự trên là xếp theo thứ tự của Style Works XT Universal nên có hơi lộn xộn tí, mong các bạn thông cảm.
Qua nghiên cứu và làm rhythm mấy hôm nay, có một điểm có thể các bạn đã biết, nhưng mình cũng vẫn muốn chia sẻ với các bạn về fill của Roland như sau:
– Fill Down 1: Từ Main 2 về Main 1
– Fill Down 2: Từ Main 3 về Main 2
– Fill Down 3: Từ Main 4 về Main 3, đồng thời là Fill in của Main 4
– Fill Up 1: Từ Main 1 lên Main 2, đồng thời là Fill in của Main 1
– Fill Up 2: Từ Main 2 lên Main 3, đồng thời là Fill in của Main 2
– Fill Up 3: Từ Main 3 lên Main 4, đồng thời là Fill in của Main 3
Từ đó các bạn có thể nghiên cứu thêm các phong cách làm fill sao cho phù hợp với bản thân.
Như vậy là xong phần khởi động đầu tiên, tuy mới xem có vẻ phức tạp nhưng các bạn cứ từ từ làm rồi cũng sẽ xong, cũng không khó lắm đâu. Bước này rất quan trọng, không thể bỏ qua. Nếu sử dụng Project mẫu của mình thì từ bước đầu, thay vì chọn “Empty”, chọn luôn “Rhythm Composer”, sẽ bớt được các bước phía dưới, nhưng nếu lần đầu sử dụng Cubase thì vẫn phải làm nếu muốn sử dụng chính xác bộ Tone của BK-9 (hoặc các đàn khác) trên Cubase, như vậy khi bắt tay vào làm sẽ căn chỉnh âm thanh chính xác nhất.