Tạo style/rhythm trên máy tính (Windows) – Phần 4

CONVERT MIDI SANG STL​

Chạy chương trình Style Works XT Universal

Giao diện chính của Style Works XT Universal​

Vào menu “Configuration > Roland > Roland BK-7m” (có mỗi con này thuộc series BK)

Vào phần [SongToStyle Converter]

Giao diện Song to Style Converter​

Nhấn vào nút phía bên trái chữ “GM Song” nằm ở khu vực bên trái để nạp file MIDI vừa export lúc nãy, nó báo cái gì đó thì cứ OK thôi.

Sau khi đã nạp MIDI Song​

Chỉnh lại các thông số “Start” và “Lenght” sao cho chính xác với đánh dấu từ trước. Có thể mở Cubase xem lại nếu ko nhớ rõ.

Sau đó vào [Details] của mục bất kỳ (Intro, Main, Fill, Ending) để vào mục “Part Editor” chỉnh như sau:

Bảng deltais – Part Editor​

Phía trên cùng:
– Track: Chọn trước, để 8
– Preference: Chọn kiểu “Chord + Pad + Melody”

Ở giữa:
– Bass để cột Lo-Lim-Hi là 31 và 48 (mặc định)
– Các tiếng khác để cột Lo-Lim-Hi là 0 và 127
– Tất cả các tiếng đều bỏ chọn cột “Keep notes sounding into part”

Sau đó vào mục [Copy Configuration] ở phía dưới bên trái.

Tích vào ô “All Part” rồi nhấn [Okay] để copy các thông số này sang phần khác​

Sau đó thoát “Part Editor” (nút [Exit] nằm dưới cùng bên phải của bảng) để trở về bảng “Song to Style Converter”. Nếu rhythm này bạn làm Intro giọng trưởng thì làm các bước tiếp theo. Nhưng nếu làm Intro giọng thứ, mời các bạn xem tiếp ở phần nâng cao.

Thoát “Song to Style Converter” (nút [Exit > Main] ở dưới cùng bên phải của bảng).

Vào phần [Style Editor] để thay tạm tiếng drum chưa có:

Bảng Style Editor​

Cách thay tiếng hàng loạt:
– Trên cùng, ở giữa, tích vào ô “Link Maj – Min – 7th”.
– Chọn vị trí Tone cần chỉnh sửa (ở đây là Drum), nó sẽ tự động link giữa Maj-Min-7th.
– Phía bên trái, phần “Part Select”, nhấn vào chữ “Edit” ngang hàng, nó sẽ chọn tất cả các vị trí Drum còn lại (Intro, Main, Fill, Ending).
– Trên mục “Part Select” là mục “Track Parameters”, ở đó sẽ hiện lên Tone đang chọn, nhấn vào đó để đổi Tone.

Bảng chọn Tone để thay thế (dựa theo dữ liệu Tone của BK-7m)​

Sau khi chọn Tone xong, nhấn “Okay” để quay về bảng “Style Editor”.

Và đây là thành quả​

Nhấn [Exit] ở góc dưới bên trái để thoát ra giao diện chính.

Vào menu “File > Save Roland BK-7m Style” để lưu rhythm
Đặt giường và đặt tên cho đứa con cưng của mình thôi

Vậy là đã xong phần làm rhythm trên PC rồi, còn lại là copy vào USB, nạp vào đàn, trang điểm cho nó (Makeup Tools) sao cho long lanh rồi thưởng thức thôi.

Tạo style/rhythm trên máy tính (Windows) – Phần 3

RHYTHM COMPOSER

Vậy là đã vào đến phần quan trọng nhất của bài viết này, nhưng cũng lại là phần mà mọi người lâu nay vẫn làm. Trước khi vào làm, ta phải tắt tiếng ở đàn đã, không thì lúc thu sẽ bị tiếng đàn lẫn vào tiếng ta đang làm rhythm. Ở trên đàn, các bạn vào “Menu > MIDI”, phần “Local” ta để về Off.

Mặc định, khi Cubase chọn track nào thì track đó sẽ tự động vào chế độ thu. Nhưng trước khi chơi nốt nhạc đầu tiên cần phải điều chỉnh lại tempo và thể loại nhịp đã.

Bảng Transport – Bảng điều khiển cơ bản của Cubase​

Ở bảng này, 2 ô bên trái ta có thể bỏ qua, ko cần quan tâm. Ô chính giữa, rộng nhất là ô hiển thị thông tin cho biết mình đang ở đâu và mình là ai (ở nhịp nào, đang thu hay đang tự chơi lại để nghe). Kế đến là bảng liên quan nhiều đến tempo bao gồm:
– Nút [CLICK] – Phím tắt là [C]: Bật/tắt Metronome (khi chưa có trống thì nên cần bật cái gõ nhịp này cho chính xác).
– Nút [||*]: Bật/tắt nhịp lấy đà khi thu, mặc định Cubase sử dụng 2 nhịp lấy đà.
– Nút [TEMPO]: Chuyển đổi 2 chế độ tempo là Track và Fixed. Do đây là mình làm rhythm, chỉ cần tempo và nhịp cố định, ko thay đổi; nên chuyển nó về chế độ Fixed để chỉnh ngay tại đây cho dễ. Khi đã chuyển chế độ Fixed rồi thì mới có thể thay đổi loại nhịp (4/4, 3/4, 6/8…) và thay đổi tempo được.
– Nút [SYNC]: Lỡ may nó bật thì tắt nó đi, thằng này lằng nhằng lắm, nó mà bật là sẽ không thu ngay được khi nhấn phím thu.
Các thứ còn lại bỏ qua hết, ko cần quan tâm lắm đâu.

Sau khi đã điều chỉnh tempo, thể loại nhịp xong xuôi, giờ bắt tay vào thu từng track thôi.

Gần như lúc nào cũng vậy, nên làm kênh ADrum trước, vì nó là track sẽ giữ nhịp cho mình làm các track tiếp theo.

Chọn track ADrum để chuẩn bị làm nào. Nếu chưa thấy báo nút tròn lên màu đỏ thì nhấn phím [R] để kích hoạt chế độ thu.
Chọn tiếng drum nào phù hợp với phong cách rhythm của bạn.​

Bắt đầu thu:
– Nhấn [C] để bật [CLICK] – Metronome lên
– Chọn vị trí cần thu (Intro, Main, Fill, Ending…)
– Nhấn phím [Num(*)] để bắt đầu thu từng track

Đây là 1 rhythm mình đã làm, nhìn có vẻ phức tạp thế thôi chứ không khó đâu. Sẽ có các mẹo ở phần nâng cao giúp làm nhanh hơn.

Sau khi đã làm xong các phần hoàn chỉnh (Intro, Main, Fill, Ending), giờ G đã điểm, chúng ta phải nhanh chân gói ghém đồ đạc thôi:

Nhấn tổ hợp phím [Ctrl]+[A] để chọn tất cả, sau đó nhấn phím [P] để chọn vùng cần xuất ra file MIDI.
Vào menu File > Export > MIDI File…
Chọn vị trí lưu và điền tên file MIDI.
Đánh dấu như trong hình. Khu vực giữa có cái nào đánh dấu thì bỏ đi mới đánh dấu được 2 cái phía trên nhé.​

Vậy là xong công đoạn làm MIDI. Nhớ lưu lại project để sau này muốn sửa thì vào làm tiếp nhé. Với Cubase thì đến đây là xong nhiệm vụ, đã có file MIDI là chuyển sang phần tiếp theo thôi.

Tạo style/rhythm trên máy tính (Windows) – Phần 2

NHỮNG CHUẨN BỊ CƠ BẢN

Kết nối ổn định đàn với PC, sau đó chạy Cubase và hoàn thành các mục đầu tiên sau trong Cubase:

1. Vào mục “More”, chọn “Empty” và nhấn vào nút “Create” ở phía dưới.
2. Đây là giao diện chính của Cubase.
3. Vào menu “Devices”, mục “MIDI Device Manager” để kết nối bộ Tone của BK-9 với Cubase.
4. Nhấn vào nút “Install Device”.
5. Chọn “BK-9 (ROLAND)” và nhấn nút “OK”. Nếu ko có thì phải xem lại bước 2 phần “Cài đặt” phía trên.
6. Chọn mục Output là BK-9 để kết nối bộ Tone rồi thoát ra.
7. Trở về giao diện chính, bấm chuột phải rồi chọn “Add Maker Track”. Track này để làm gì thì mình sẽ nói thêm ở phần 2, giờ cứ thêm đã.
8. Tiếp tục bấm chuột phải chọn “Add MIDI Track”.
9. Rhythm chỉ có 8 track nên ta thêm 8 track MIDI.
10. Chỉnh phần out của 8 track MIDI là BK-9 (BK-9).
Chỉnh lại tên và thông số kênh (channel) MIDI của từng track.​

Thông số kênh các track:
– ADrum: 10
– ABass: 2
– Acc1: 1
– Acc2: 3
– Acc3: 5
– Acc4: 7
– Acc5: 8
– Acc6: 9

12. Nhấn [Ctrl]+[M] để hiện bảng đánh dấu.​

Khi làm rhythm, cần đánh dấu các đoạn để phân định rõ, sau này dùng Style Works XT Universal đỡ bị luống cuống tay chân. Có thể thay đổi sao cho phù hợp với sở thích mỗi người cũng như các câu dạo (intro) có độ dài ngắn khác nhau.

Để đến vị trí chính xác từng nhịp các bạn sử dụng các tổ hợp phím sau:
– Nhấn [Ctrl]+[Num(+)] để tiến về đầu 1 nhịp tiếp theo.
– [Ctrl]+[Num(-)] để lùi về đầu nhịp hiện tại hoặc lùi về đầu 1 nhịp trước đó nếu đang ở đầu nhịp.

Sơ đồ đánh dấu của mình:
– Intro 1: Nhịp 1, dài 1 nhịp
– Intro 2: Nhịp 2, dài 4 nhịp
– Intro 3: Nhịp 6, dài 8 nhịp
– Intro 4: Nhịp 14, dài 8 nhịp
– Main 1: Nhịp 22, dài 4 nhịp
– Main 2: Nhịp 28, dài 4 nhịp
– Main 3: Nhịp 34, dài 4 nhịp
– Main 4: Nhịp 40, dài 4 nhịp
– Fill Down 1: Nhịp 27, dài 1 nhịp
– Fill Down 2: Nhịp 33, dài 1 nhịp
– Fill Down 3: Nhịp 39, dài 1 nhịp
– Fill Up 1: Nhịp 26, dài 1 nhịp
– Fill Up 2: Nhịp 32, dài 1 nhịp
– Fill Up 3: Nhịp 38, dài 1 nhịp
– Ending 1: Nhịp 44, dài 2 nhịp
– Ending 2: Nhịp 46, dài 4 nhịp
– Ending 3: Nhịp 50, dài 8 nhịp
– Ending 4: Nhịp 58, dài 8 nhịp

Mình đánh dấu nhịp như vậy vì với mình, khi nghe lại từ Main 1 (từ nhịp 22-25) nó sẽ được nối tiếp luôn câu Fill Up 1 (nhịp 26) để cảm nhận tốt hơn, chỉ là Fill Down lại hơi ngược tí, nhưng cũng ko sao, có thể chấp nhận được. Còn xắp xếp theo thứ tự trên là xếp theo thứ tự của Style Works XT Universal nên có hơi lộn xộn tí, mong các bạn thông cảm.

Qua nghiên cứu và làm rhythm mấy hôm nay, có một điểm có thể các bạn đã biết, nhưng mình cũng vẫn muốn chia sẻ với các bạn về fill của Roland như sau:
– Fill Down 1: Từ Main 2 về Main 1
– Fill Down 2: Từ Main 3 về Main 2
– Fill Down 3: Từ Main 4 về Main 3, đồng thời là Fill in của Main 4
– Fill Up 1: Từ Main 1 lên Main 2, đồng thời là Fill in của Main 1
– Fill Up 2: Từ Main 2 lên Main 3, đồng thời là Fill in của Main 2
– Fill Up 3: Từ Main 3 lên Main 4, đồng thời là Fill in của Main 3
Từ đó các bạn có thể nghiên cứu thêm các phong cách làm fill sao cho phù hợp với bản thân.

Như vậy là xong phần khởi động đầu tiên, tuy mới xem có vẻ phức tạp nhưng các bạn cứ từ từ làm rồi cũng sẽ xong, cũng không khó lắm đâu. Bước này rất quan trọng, không thể bỏ qua. Nếu sử dụng Project mẫu của mình thì từ bước đầu, thay vì chọn “Empty”, chọn luôn “Rhythm Composer”, sẽ bớt được các bước phía dưới, nhưng nếu lần đầu sử dụng Cubase thì vẫn phải làm nếu muốn sử dụng chính xác bộ Tone của BK-9 (hoặc các đàn khác) trên Cubase, như vậy khi bắt tay vào làm sẽ căn chỉnh âm thanh chính xác nhất.

Tạo style/rhythm trên máy tính (Windows) – Phần 1

GIỚI THIỆU

Đợt này rảnh rỗi, ngồi mày mò làm mấy cái rhythm (mình sẽ dùng từ này bởi vì dùng Roland BK-9, tương tự như style nhé) cơ bản để bản thân sử dụng nên cũng có vài kinh nghiệm muốn chia sẻ cùng mọi người. Do đây là tự bản thân mày mò dựa trên những kinh nghiệm phối khí đã sẵn có nên có thể khó khăn với những người mới bắt đầu làm bằng máy tính, nhưng sẽ có những giải thích từ từ.

Chuẩn bị phần mềm
1. Cubase: Có thể dùng các phần mềm khác nếu các bạn quen thuộc, nhưng do mình dùng quen Cubase nên chủ yếu hướng dẫn và hỗ trợ dựa trên phần mềm này.
2. Patch script: Dùng để sử dụng tone từ đàn, đảm bảo độ chính xác khi chỉnh sửa cũng như xuất ra file MIDI để chuyển đổi thành rhythm. Các bản patch script khác mình ko có dịp test để bổ sung cũng như ko có thiết bị (các loại đàn) để kiểm nghiệm các bản patch đó có thực sự hoạt động ổn định ko. Còn patch của BK-9 do mình tự làm và kiểm tra lại tất cả các tone nên đảm bảo chính xác 100%.
3. Style Works XT Universal: Phần mềm quá quen thuộc cho những ai có nhu cầu chuyển từ MIDI sang style, chuyển style giữa các dòng đàn, v.v..
4. Driver của đàn khi kết nối với PC: Tùy theo mỗi dòng đàn mà trình điều khiển khác nhau nên các bạn phải tự lên mạng tìm kiếm và cài đặt thôi.
* Các phần mềm (1, 2 và 3) đã được tổng hợp lại, download tại đây.

Cài đặt
1. Cubase: Giải nén, chạy file Setup.cmd để cài đặt.
2. File Patch script: Giải nén, copy file roland bk-9.txt vào thư mục C:\Users\[tên người dùng]\AppData\Roaming\Steinberg\Cubase 5\Scripts\Patchnames\inactive\roland
3. Style Works XT Universal: Giải nén, đọc file HuongDan.txt để cài đặt.
4. Kết nối đàn với PC. Chú ý: Các hướng dẫn dưới đây, để đảm bảo tính chính xác về mặt âm thanh – âm sắc, mình sử dụng toàn bộ dữ liệu tiếng của đàn. Tức là: Đàn sẽ là nguồn phát âm thanh thực với bộ Tone của đàn, như vậy sẽ đảm bảo các bạn dù làm như thế nào thì khi chuyển sang đàn nó vẫn giữ được tính chính xác. Nên nếu dùng cây đàn không có loa như BK-9 thì hãy kết nối đàn với 1 bộ âm thanh, hay chí ít cũng phải có tai nghe.
5. Cài driver của đàn cho PC.

Bảng giá quay video clip cho ca khúc

  • Giá ghi hình cho 01 ca khúc, chưa bao gồm kinh phí thu âm.
  • Giá chưa bao gồm thuế V.A.T.
DỊCH VỤNỘI CẢNHNGOẠI CẢNH 1NGOẠI CẢNH 2
Bối cảnhTrong phòng thuNgoài trời
(có thể kết hợp
với cả trong phòng thu)
Ngoài trời
(có thể kết hợp
với cả trong phòng thu)
Sử dụng điện thoại để ghi hình
Xử lý kỹ thuật
Dựng clip
Gửi file .mp4 hoặc đăng lên YouTube, Facebook…
Sử dụng máy quay chuyên nghiệp
Sử dụng đèn tăng cường
Chuyên viên tư vấn trang phục
Chuyên viên trang điểm
Sử dụng flycam
Đạo diễn hình ảnh
TỔNG CHI PHÍ (VNĐ)1.500.000 – 2.500.0003.000.000 – 5.000.000Thỏa thuận

Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm!
Tép’s Studio

Bảng giá các dịch vụ khác

TTDANH MỤCGHI CHÚGIÁ (VNĐ)
01Sáng tác ca khúcTùy theo yêu cầuThỏa thuận
02Sáng tác nhạc múaTùy theo yêu cầuThỏa thuận
03Biên tập chương trình nghệ thuậtTùy theo yêu cầuThỏa thuận
04Biên tập âm nhạc đơn giảnTính theo block 05 phút, dựa trên thời lượng thành phẩm100.000/5 phút
05Thu lời bình, lời dẫn, lời đọc
(không bao gồm lồng nhạc nền)
Thời lượng thành phẩm dưới 03 phút200.000/lần
06Thu lời bình, lời dẫn, lời đọc
(không bao gồm lồng nhạc nền)
Thời lượng thành phẩm trên 03 phút60.000/phút
07Phối khí, làm nhạc beat cho ca khúc
(cover lại ca khúc hoặc phối mới theo yêu cầu riêng)
Tùy theo yêu cầuThỏa thuận
08Thu âm ban nhạc, voice, vocalTùy theo thời gian phục vụ500.000/giờ
09Đệm đàn trực tiếpDành cho thu âm ca khúc tại phòng thu500.000/ca khúc
10Thuê ca sĩTùy theo yêu cầuThỏa thuận
11Thuê nhạc côngTùy theo yêu cầuThỏa thuận
12Chép tác phẩm thành bản giấyTùy theo tác phẩmThỏa thuận
13In đĩa tiếng (audio CD)Không có nhãn đĩa15.000/đĩa
14In đĩa tiếng (audio CD)Có nhãn đĩa20.000/đĩa
15In đĩa hình (video DVD)Không có nhãn đĩa45.000/đĩa
16In đĩa hình (video DVD)Có nhãn đĩa50.000/đĩa

Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm!
Tép’s Studio

Bảng giá thu âm tốp ca

  • Quý khách vui lòng tự chuẩn bị nhạc beat/karaoke, hoặc nếu có sẵn trên mạng internet thì Tép’s Studio sẽ hỗ trợ tải xuống miễn phí.
  • Giá thu âm cho 01 ca khúc, chưa bao gồm kinh phí quay clip.
  • Giá chưa bao gồm thuế V.A.T.
DỊCH VỤCƠ BẢN
(dành cho HS-SV, 3-5 người)
NÂNG CAOCHUYÊN
NGHIỆP
Thời gian thu âm ca khúc tại studio
(phút/bài – tối đa)
456090
Thời gian studio hoàn thiện ca khúc
(gửi file qua email hoặc copy vào USB)
Lấy ngay2-3 ngày4-7 ngày
Loại bỏ tạp âm
Cân bằng âm lượng
Thu lại câu từ bị sai
(sau khi nhận bài dưới 2 ngày)
Mix bài
Sửa lệch nhịp
Sửa chênh/phô
Master hậu kỳ
Điều chỉnh chuyên sâu
(từng câu chữ, hơi thở, ngân, rung…)
Master hậu kỳ theo yêu cầu riêng
TỔNG CHI PHÍ (VNĐ)500.0001.000.000Từ 2.000.000 trở lên
(tùy theo yêu cầu
và thỏa thuận)

Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm!
Tép’s Studio

Bảng giá thu âm song ca

  • Quý khách vui lòng tự chuẩn bị nhạc beat/karaoke, hoặc nếu có sẵn trên mạng internet thì Tép’s Studio sẽ hỗ trợ tải xuống miễn phí.
  • Giá thu âm cho 01 ca khúc, chưa bao gồm kinh phí quay clip.
  • Giá chưa bao gồm thuế V.A.T.
DỊCH VỤCƠ BẢN
(dành cho HS-SV)
NÂNG CAOCHUYÊN
NGHIỆP
Thời gian thu âm ca khúc tại studio
(phút/bài – tối đa)
304560
Thời gian studio hoàn thiện ca khúc
(gửi file qua email hoặc copy vào USB)
Lấy ngay1-2 ngày3-5 ngày
Loại bỏ tạp âm
Cân bằng âm lượng
Thu lại câu từ bị sai
(sau khi nhận bài dưới 2 ngày)
Mix bài
Sửa lệch nhịp
Sửa chênh/phô
Master hậu kỳ
Điều chỉnh chuyên sâu
(từng câu chữ, hơi thở, ngân, rung…)
Master hậu kỳ theo yêu cầu riêng
TỔNG CHI PHÍ (VNĐ)300.000700.000Từ 1.500.000 trở lên
(tùy theo yêu cầu
và thỏa thuận)

Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm!
Tép’s Studio

Bảng giá thu âm đơn ca

  • Quý khách vui lòng tự chuẩn bị nhạc beat/karaoke, hoặc nếu có sẵn trên mạng internet thì Tép’s Studio sẽ hỗ trợ tải xuống miễn phí.
  • Giá thu âm cho 01 ca khúc, chưa bao gồm kinh phí quay clip.
  • Giá chưa bao gồm thuế V.A.T.
DỊCH VỤCƠ BẢN
(dành cho HS-SV)
NÂNG CAOCHUYÊN
NGHIỆP
Thời gian thu âm ca khúc tại studio
(phút/bài – tối đa)
304560
Thời gian studio hoàn thiện ca khúc
(gửi file qua email hoặc copy vào USB)
Lấy ngay1-2 ngày3-5 ngày
Loại bỏ tạp âm
Cân bằng âm lượng
Thu lại câu từ bị sai
(sau khi nhận bài dưới 2 ngày)
Mix bài
Sửa lệch nhịp
Sửa chênh/phô
Master hậu kỳ
Điều chỉnh chuyên sâu
(từng câu chữ, hơi thở, ngân, rung…)
Master hậu kỳ theo yêu cầu riêng
TỔNG CHI PHÍ (VNĐ)200.000500.000Từ 1.000.000 trở lên
(tùy theo yêu cầu
và thỏa thuận)

Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm!
Tép’s Studio